7/4/09

Trẻ nên có tài khoản riêng?

Nếu chúng ta hướng dẫn và dạy con cái quản lý tài chính từ nhỏ, chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai biết quản lý đồng tiền và thật sự có tự do tài chính. Và biết đâu người lớn chúng ta, ai đó cũng vẫn chưa biết quản lý tài chính của chính mình.
Sau khi bài viết về "các doanh nhân dạy con quản lý tài chính", nhiều doanh nhân và bạn đọc trên cả nước đã gọi điện thoại, gửi email, nhắn tin cho tác giả Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu hướng dẫn chi tiết hơn. Tác giả đã gửi cho chúng tôi bài viết hướng dẫn cụ thể về cách dạy con chi tiêu.

Một trong những người có tâm huyết, đầu tư nghiêm túc cho con cái trong việc quản lý tài chính là vợ chồng anh Trần Văn Chín, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VMC Group tại thành phố Hồ Chí Minh. Các cháu Nhân và Nghĩa được bố mẹ đóng cho mỗi cháu 6 chiếc hộp gỗ xinh xinh để mỗi khi có thu nhập, các cháu bỏ vào các tài khoản riêng của "ngân hàng" của mình. Vấn đề mấu chốt ở đây là tiền các cháu có được đều chia ra làm 6 khoản: 10% cho tự do tài chính, 10% cho học tập, 10% cho dự phòng, 10% cho hưởng thụ, 50% cho nhu cầu thiết yếu và 10% cho từ thiện.

Hiện nay tôi biết có hàng chục gia đình đã dạy con quản lý và kiểm soát tài chính từ nhỏ. Gia đình anh chị Sỹ và Tuyết Anh thì quyết định sắm cho con 6 con lợn. Phía ngoài mỗi con lợn đáng yêu cháu cũng tự ghi tên các tài khoản và mỗi khi có thu nhập, Sỹ Tuấn tự làm bài toán phân chia tài chính và bỏ tiền vào bụng từng chú lợn. Chị Tuyết Anh cho biết, vui nhất là lúc cùng ngồi lại chia ra từng khoản. Đây cũng là dịp để cùng cháu học các phép tính nhân chia, cộng trừ. Mỗi lần cho tiền vào từng tài khoản là cả nhà cùng nhau hô to và vang tên của tài khoản. Chị tâm sự cháu rất thích 2 khoản tiền vào tài khoản học tập và từ thiện.

Gia đình anh Tuấn chị Nga ở Thanh Hóa thì ra chợ mua ngay 6 cái lọ nhựa và cũng áp dụng như trường hợp của các gia đình đi trước. Anh Tuấn cho biết, cháu Minh nhà anh rất tự giác và có ý thức tiết kiệm. Mỗi lần chi tiêu tiền từ tài khoản nào Minh cũng cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.
Gia đình anh Long chị Hòa từ TP HCM lại kể rằng rôm rả nhất là trong và sau dịp Tết Nguyên đán. Khi được mừng tuổi, 2 cháu rất vui vẻ tính toán chia tiền vào các tài khoản của mình. Các cháu cũng theo dõi quá trình tăng trưởng của "ngân hàng". Anh chị mừng nhất là tài khoản "dự phòng" luôn rất tốt và khoản đầu tư cho tự do tài chính luôn được các cháu chăm sóc cẩn thận. Khi tôi hỏi Hải rằng sau khi có nhiều tiền trong tài khoản này cháu sẽ dùng để làm gì, cháu nói sẽ mua căn hộ cho thuê. Tôi hỏi sao cháu không chuyển về ở nhà do cháu mua, cậu ta bảo muốn ở cùng với bố mẹ. Như vậy vừa vui hơn, vừa tiết kiệm hơn mà hàng tháng đều thu được tiền từ việc cho thuê nhà. Hóa ra cháu đã biết tạo ra thu nhập thụ động hay nói đúng hơn là nghĩ đến cách để có thu nhập thụ động ngay từ khi mới biết đọc biết viết.

Vấn đề quan trọng của việc hướng dẫn con nhỏ quản lý tài chính là để các cháu có khái niệm về đồng tiền, biết sử dụng đồng tiền. Cái gì cũng phải bắt đầu từ những hành động nhỏ. Dần dần tạo ra thói quen. Mà nếu thói quen tốt sẽ tạo ra tính cách và cuối cùng là ý thức của các cháu.

Ý thức rất quan trọng, từ ý thức đúng mới có lời nói và hành động đúng được. Theo kinh nghiệm của tôi và nhiều chuyên gia khác, chúng ta cần tạo cho các cháu cách tư duy về đồng tiền, cách tự quản lý đồng tiền, thái độ đối với đồng tiền. Như vậy khi lớn lên rất vững tin và chủ động trong tài chính.

Các bậc phụ huynh nên lưu ý để các cháu biết từng tài khoản dùng cho việc gì. Nếu thấy các cháu có kế hoạch dùng không đúng mục đích cần phải phân tích và hướng dẫn các cháu. Cuối cùng các cháu sẽ hiểu và áp dụng thành thạo trong cuộc sống hàng ngày.

Nhiều người thắc mắc rằng việc hướng dẫn các cháu sử dụng và quản lý tiền từ nhỏ có sớm quá không. Tôi cho rằng không. Và điều này rất tốt. Cũng lưu ý rằng việc chúng tôi tư vấn để chia các khoản thu nhập ra thành 6 phần theo tỷ lệ như trên chỉ là tương đối. Các gia đình có thể chủ động thay đổi tỷ lệ cũng như cách chúng ta tùy để chọn 6 tài khoản cho "ngân hàng" của con, không nhất thiết phải đặt đóng nhưng cái hộp đẹp.

Vậy thu nhập từ đâu ra và làm sao có cháu có thể có thu nhập từ nhỏ. Đó là các khoản thưởng và phạt mà các cháu nhận và phải nộp ra. Chúng ta cũng có thể tham khảo công thức mà chị Thủy đã nghiên cứu và đang áp dụng.

Tôi lưu ý đến tài khoản từ thiện. Nếu dạy các cháu biết trích 10% tiền mình có ra làm từ thiện con cái chúng ta sẽ có tâm tốt, có tấm lòng cao thượng. Và chính các cháu đã áp dụng quy luật cho và nhận từ nhỏ. Điều này thật tuyệt vời để các cháu lớn lên thành đạt và hạnh phúc.

Viết đến đây tôi nhớ đến thông tin từ một người bạn từ bên Đức mới báo về rằng con gái chị đã quyết định lấy toàn bộ 50 euro trong tài khoản từ thiện để gửi sang Nhật góp phần giúp đỡ những người bạn đang gặp hoạn nạn. Đó là sự động viên với những người cần giúp đỡ. Họ cần từ chúng ta và ngay cả từ các cháu nhỏ không chỉ vật chất mà tinh thần

Nếu chúng ta, không chỉ có các doanh nhân, hướng dẫn và dạy con cái quản lý tài chính từ nhỏ, chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai biết quản lý đồng tiền và thật sự có tự do tài chính. Và biết đâu người lớn chúng ta, ai đó cũng vẫn chưa hiểu hay chưa biết quản lý tài chính của chính mình.

CHƯƠNG TRÌNH THU NHẬP CỦA NGHĨA VÀ NHÂN - NĂM 2010
Nghĩa và Nhân có khả năng có thu nhập và tăng thu nhập cao dựa vào các phấn đấu đạt thành tích như sau:
Tăng thu nhập
Số tiền / lần
Giảm thu nhập
Số tiền/lần
1. Nhường nhịn người khác
2. Không đánh nhau và gây sự đánh nhau, không nói tục, chửi bậy
3. Người lớn nói là thực hiện ngay
+ 6.000đ
+ 6.000đ


+ 6.000đ

1.Không lễ phép, chủ động chào hỏi (dù chỉ 1 lần trong ngày)
2. Người lớn nói mà không thực hiện ngay/ phải nhắc nhiều lần
-          6.000đ



-          6.000đ
1. Tự tắm rửa
2. Tự học bài
3. Tự ăn cơm
4. Tự vệ sinh cá nhân khác (tự đánh răng, tự thay quần áo)

+6.000đ
+6.000đ
+6.000đ
+6.000đ
Không thực hiện




Tắm/ chơi xong,... mà không thu dọn
-          6.000đ
-          6.000đ
-          6.000đ
-          6.000đ

-          6.000đ

5. Tự dọn dẹp nhà cửa (bao gồm tất cả từ Phòng học, phòng ngủ, quần áo, chăn màn, phòng ăn, phòng bố mẹ,...)
+30.000đ/ lần
Bày bừa, không thu dọn
-          6.000đ
6. Biết tiết kiệm điện
(Do em Nhân quản lý. Mỗi tháng giảm được bao nhiêu tiền điện thì em Nhân được hưởng phần đó)

Lãng phí như không tắt đèn, không cần bật đèn vẫn bật, bật nhiều quạt,...
-          6.000đ
7. Biết tiết kiệm nước
(Do anh Nghĩa quản lý. Mỗi tháng giảm được bao nhiêu tiền nước thì anh Nghĩa được hưởng phần đó)

Lãng phí như sử dụng nước không đúng mục đích, không khóa vòi nước, phun nước trong phòng tắm,...
-          6.000đ
8. Cuối năm học tập xếp hạng A
9.Cuối năm học tập xếp hạng B

+ 1.000.000đ
+ 500.000đ
Cuối năm học tập xếp hạng C
Cuối năm học tập xếp hạng D


Trừ 500.000đ

Trừ 1.000.000đ
Mẹ nhận email/ thong tin từ nhà trường khen tặng
+ 6.000đ
Mỗi lần bị nhà trường nhắc nhở về hành vi hoặc bị VÀNG, dấu X, mẹ nhận email phàn nàn...
-          6.000đ
Nói những câu thông minh, quan tâm đến người khác, giúp đỡ mọi người, ... được bố mẹ đánh giá cao
+ 12.000 đ


Phong cách lịch sự: đi, đứng, nói, cười,.../ ngày
+6.000 đ
Hành vi thô lỗ, mất lịch sự
-          6.000 đ
Khách đến nhà biết bưng nước, trái cây, dọn đồ ăn mời khách
+6.000đ
Khách đến nhà mà không lịch sự
-          6.000 đ

Những bước cần làm để sinh con khỏe mạnh

Sinh con dị tật là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ khi mang thai, nhiều người thậm chí phải bỏ con. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây dị tật thai nhi hoàn toàn có thể phòng tránh được, theo khuyến cáo dưới đây.

Dưới đây bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động Thái Hà (Hà Nội) đưa ra lời khuyên về những việc chị em nên làm trước khi có bầu để giảm thiểu nguy cơ bị dị tật ở thai nhi:

1. Trước khi có thai

a) 3 tháng trước khi có thai
- Chị em nên tiêm phòng các bệnh như cúm, rubella, viêm gan B... vì nó có thể ảnh hưởng lên thai nhi hoặc lây nhiễm cho em bé sau khi sinh.
Thai phụ mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu mà bị rubella thì gần như 100% phải đình chỉ thai vì trẻ sinh ra dễ bị mù, điếc, dị tật tim, rối loạn thần kinh. Nhưng nếu giai đoạn mắc ngoài 15, 20 tuần nguy cơ thấp hơn nhiều.
Tương tự khi mẹ bị viêm gan B thì có thể truyền bệnh cho con qua nhau thai, với tỷ 20%, thậm chí đến 90% nếu cơ thể người mẹ xét nghiệm thấy có kháng nguyên HBcAg. Một khi trẻ đã bị viêm gan khi sinh thì 90% là chuyển thành viêm gan mãn tính, chỉ có một số ít hồi phục hoàn toàn.
Vì thế, trước khi quyết định có thai chị em nên đi thử máu để xem liệu cơ thể đã có miễn dịch với bệnh hay chưa. Nếu cơ thể đã có kháng thể viêm gan B và rubella thì không cần thiết phải tiêm ngừa hai loại này. Tuy nhiên cũng cần xem nồng độ kháng thể như thế nào, nếu thì thấp thì nên tiêm phòng nhắc lai. Nếu chưa có thì nên chích ngừa để phòng bệnh.
- Nếu đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc đang đặt vòng thì dừng uống thuốc, tháo vòng...

b) 2 tháng trước khi có thai
Bạn nên tẩy giun giai đoạn này vì trong lúc có thai không nên làm việc đó. Các bác sĩ thường khuyên mọi người tẩy giun theo định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần, với phụ nữ thì vào lúc chắc chắn chưa có thai là tốt nhất. Tuy nhiên, có nhiều chị em mang thai rồi mới phát hiện nhiễm giun ở mức cần điều trị vì nếu không sẽ có hại cho cả mẹ và con. Trong trường hợp đó, việc cho thai phụ uống thuốc tẩy giun là cần thiết.

c) 1 tháng trước khi có thai:
- Bắt đầu bổ sung viên sắt và axít folic
Sắt và acid folic giúp tạo ra hemoglobin và hồng cầu để vận chuyển oxy từ mẹ tới thai. Axít folic còn giúp chuyển hóa protein, glucid, lipit và đặc biệt tạo ra axit nucleic là nền tảng di truyền của nhân tế bào.
Khi có thai nhu cầu sắt và axít folic tăng gấp khoảng 3 lần nên ăn uống bình thường không thể cung cấp đủ được. Hơn nữa thiếu axít folic trong 3 tháng đầu của thai nghén thì thai có nguy cơ bị khuyết tật về ống thần kinh.
- Nên làm một số xét nghiệm sau: điện tim đồ, xét nghiệm một số bệnh lây qua đường máu, khám phụ khoa...
Nếu phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục trước hoặc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm màng ối. Nếu không được điều trị, màng ối sẽ càng mỏng hơn, có thể bị vỡ trong bất cứ giai đoạn nào của thời kỳ thai nghén. Màng ối bị vỡ sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng ối, nguy hiểm cả cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt là vỡ ối non, rất nguy hiểm vì thai thi còn non tháng nên khó cứu sống, nuôi dưỡng.

2. Trong khi có thai

- Khám và siêu âm ít nhất 4 lần
- Xác nhận thai nằm trong buồng tử cung chưa
- Xác nhận có tim thai khi thai được 7 tuần
- Xét nghiệm vi sinh (tìm nấm, vi khuẩn lậu, giang mai...)
- Xét nghiệm nhóm máu
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh (lấy máu) vào tuần thứ 16-18. Hiện hơn 30 tỉnh, thành trên cả nước đã thực hiện đề án sàng lọc trước sinh. Hai đơn vị đầu mối là Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Từ Dũ.
- Siêu âm tìm dị tật của thai vào các tuần 12-22-32
- Tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7
Trước khi có thai, chị em nên đến gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.

Đối phó với những cơn bướng bỉnh

Một trong những điều khiến chúng ta mệt mỏi nhất trong quá trình nuôi dạy con là phải chứng kiến những cơn cáu kỉnh và thái độ ngang bướng của trẻ. Khi đó, hãy ghi nhớ những bí quyết “bỏ túi” này, bởi vì chúng thực sự hữu ích.

Phớt lờ đi

Con bạn cứ nhún nhảy trên giường, ném gối xuống sàn nhà và la hét inh ỏi. Bạn bảo con chấm dứt ngay nhưng bé không để ý đến lời bạn. Khi bạn ẵm bé lên thì bé quẫy đạp lung tung và gào thét. Xử lý thế nào đây? Rất dễ dàng - bạn chỉ cần bỏ sang phòng khác. Những cơn giận của trẻ chẳng qua chỉ là chiến thuật thu hút sự chú ý mà thôi. Và khi không nhận được sự quan tâm thì cơn giận cuối cùng cũng sẽ nguôi đi. Một vở kịch không thể trình diễn nếu không có khán giả.

Làm phân tâm

Bạn và con trai đang chơi đất nặn. Bạn làm một số trái tim, nhưng bé lại gào lên là mình muốn những hình tròn. Cu cậu ném những hình trái tim xuống sàn nhà rồi khóc toáng lên “Vòng tròn, vòng tròn”. Giải pháp ở đây là nói một điều gì đó hoàn toàn không liên quan đến những gì bạn đang làm, kiểu như “Chúng ta chạy thi lên cầu thang xem ai nhanh hơn nhé!” Tại sao lại như vậy? Đây là chiến thuật “phân tâm”, và ngay cả bạn cũng không phải bực tức nữa vì đã chuyển sang một hoạt động khác.

Làm trẻ thấy an toàn

Con gái của bạn đang chơi gần chỗ đứa em trai đang ngủ trong phòng khách. Đột nhiên, cô bé chụp lấy cái lục lạc rồi bắt đầu lắc ầm ĩ làm cho em bé giật mình khóc. Bạn bảo bé để ngay cái lục lạc xuống, nhưng bé từ chối và bắt đầu chảy nước mắt rồi gào lên là bạn yêu em bé hơn mình. Bạn phải làm gì đây? Hãy bế bé lên, nhìn vào mắt bé, nói nhỏ nhẹ rằng mình rất yêu bé và âu yếm vuốt ve mặt bé. Sau đó hãy ôm chặt bé vào lòng. Làm cho trẻ cảm thấy mình được an toàn và an tâm là một cách thức rất hiệu quả để chấm dứt cơn giận dữ của trẻ.

Chia sẻ bí mật

Con bạn quẫy đạp lung tung và không chịu ngồi vào xe còn bạn thì lại đang trễ hẹn. Hãy làm cho bé bình tĩnh lại bằng cách kể một bí mật (ai mà lại không thích bí mật nhỉ!). Hãy nói nhỏ vào tai bé “Con có muốn mẹ kể cho con nghe một bí mật không?” Cô bé sẽ gật đầu, sau đó bạn thầm thì một số chuyện đặc biệt về những gì bạn đang làm, kiểu như “Con có biết mẹ đang trồng những cây ớt trên sân thượng không?” Bằng việc giữ cho giọng nói của bạn nhẹ nhàng và bí ẩn, cô bé sẽ nghĩ rằng mình là một phần của trò chơi thú vị.

Chọc cười

Đã đến giờ đi đánh răng mà con bạn lại không thích hương trái cây của kem đánh răng bạn mới mua. Cô bé ném bàn chải đi, làm vung vãi kem đánh răng khắp nơi và bạn bắt đầu nổi giận. Có lẽ điều cuối cùng mà bạn nghĩ mình nên làm là chọc cho bé cười. Nhưng đó thật sự là điều bạn cần làm lúc này. Hãy tạo ra một âm thanh buồn cười hay bộ mặt ngộ nghĩnh, thổi vào bụng của bé, đánh răng với điệu bộ hài hước, bất kỳ điều gì làm cho cô bé cười. Một khi bé bắt đầu cười khúc khích thì bạn đã thắng trong trận chiến này rồi.
Đồng cảm với trẻ

Bạn đang phải thanh toán tiền trong siêu thị, con trai bạn thì lại muốn một thanh sôcôla. Bạn bảo không và cậu bé cố vươn ra khỏi xe hàng rồi làm ồn ào lên. Xử lý thế nào đây? Hãy bình tĩnh nói “Mẹ biết con muốn thanh sôcôla. Và mẹ biết con đang bực tức trong người”. Đó là bạn đang nói lên cảm giác của bé. Sau đó nói rằng: “Con không thể có nó ngay bây giờ. Con có thể có một thanh sôcôla vào thứ bảy vì đó là ngày con có một phần thưởng”. Qua việc nói rõ lý do với trẻ, bạn cho trẻ cảm giác được lắng nghe và thấu hiểu.

Theo Nguyên Giang
Sài Gòn Tiếp Thị

6/4/09

Chữa tắc tuyến lệ


1) Đặt bé nằm trên giường hay trên 2 chân, 1 tay đỡ đầu bé
2) Tay kia dùng ngón trỏ (hoặc ngón út) đặt lên hốc mắc (góc mắt) của bé, hơi xiên xiên, mũi ngón tay hướng về phía đầu bé (bạn xem ảnh ở trên để xác định vị trí lệ đạo) - Ấn nhẹ ngón tay xuống để đẩy mủ (ghèn) trong túi lệ ra ngoài. 

3) Dùng bông gòn thấm tí nước ấm để lau mắt cho sạch.

4) Nhỏ thuốc kháng sinh mà bác sĩ kê toa (nếu có). Chờ khoảng 2 phút cho thuốc lan đều trong mắt. 

5) Đặt ngón trỏ vào vị trí cũ, ấn nhẹ & miết ngón tay dọc theo cánh mũi. Làm 10 lần. 


Mỗi ngày bạn thực hiện 3 lần, từ bước 1-5. Ngoài ra, lúc rãnh bạn cũng có thể làm động tác massage mà không cần nhỏ thuốc. Nhớ lau mắt của bé bằng bông gòn thấm nước ấm & nước phải sạch. Cố gắng massage vì thủ thuật thông tuyến lệ cũng làm bé đau lắm. 



Bài tập dành cho bà mẹ mới sinh


Bạn muốn trở lại dáng vẻ thon mảnh như xưa? Hãy kiên trì thực hiện bài tập dưới đây để có được cơ bắp khoẻ mạnh, giúp máu lưu thông tốt, các cơ bụng và cơ đáy chậu khỏe mạnh, và phổi hoạt động tốt hơn. Đồng thời, bạn sẽ có được thành ngực khoẻ mạnh để có thể nâng đỡ được bộ ngực nặng vì căng sữa.

Tập các cơ đáy chậu: Các bài tập co và buông lỏng cơ sẽ giúp bạn không bị xung huyết vùng chậu. Hãy co cửa mình lại như thể muốn nhịn tiểu. Tập như vậy khoảng 4 lần mỗi khi đi vệ sinh và mỗi lần khoảng 4 giây. Các cơ khung chậu của bạn sẽ co hồi nhanh chóng.

Tập cơ bụng:
1. Nằm ngửa. Co hai gối lên. Giữ nguyên tư thế đó và đánh gối sang hai bên.
2. Nằm ngửa và co gối lên. Để hai tay xuôi dọc theo cơ thể. Nhấc mông lên khỏi mặt đất. Giữ tư thế đó khoảng 5 giây, sau đó tập lại từ đầu.

Tập cơ bụng: 1. Nằm ngửa, dang hai tay ngang vai. Đưa thẳng hai cánh tay lên chập vào nhau ngay trên ngực của bạn. Tập trở lại từ đầu. Hãy tập động tác đó 4 lần.
2. Nằm ngửa và co gối lên. Hai bàn tay đan vào nhau và giữ cho khủyu tay gập. Siết chặt bàn tay trong khoảng 3 giây. Thả lỏng cơ thể. Tập động tác này 4 lần.

Dành cho bà mẹ sinh mổ

Vài ngày sau khi mổ, bạn cần phải tập cử động bàn chân và cả chân để cho máu được lưu thông. Cố gắng uốn và duỗi cổ chân nhanh, mạnh trong một vài giây. Làm như vậy khoảng 20 lần trong một ngày. Đạp chân giống như khi đi xe đạp khi bạn đang nằm trên giường cũng giúp làm khoẻ các cơ. Chống đầu gối xuống giường và hóp mông. Tập thở sâu và vặn sườn sang hai bên. Bạn có thể ho ra đờm trong bài tập thở này. Như thế sẽ giúp cho bạn nhanh chóng hồi phục sức khoẻ. Có thể bạn sẽ cần trợ giúp để ra khỏi giường. Hãy ôm bụng để hạn chế đau và cố giữ cho lưng càng thẳng càng tốt. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng và lo lắng phải hít vài hơi thật sâu nhưng phải hít thật chậm. Những bài tập như vậy sẽ giúp bạn lấy lại được dáng vẻ cân đối của mình. Sau vài ngày, bạn có thể bắt đầu tập những động tác của bài tập trên, cơ thể của bạn nhất định sẽ trở lại hình dáng thon thả như xưa.

Sữa mẹ đâu chỉ dành cho bé bú!


Ai bảo rằng sữa mẹ chỉ dành cho con bú. Còn vô vàn những công dụng khác nữa của sữa mẹ mà có thể sẽ khiến bạn cảm thấy bất ngờ lắm đấy.

1. Điều trị mụn và dùng để rửa mặt
Rửa sạch mặt với một loại sữa rửa mặt loại nhẹ. Rửa sạch xà phòng dính trên mặt và nhẹ nhàng vỗ bông gòn được tẩm sữa mẹ lên toàn khuôn mặt. Phương pháp này cũng giúp tẩy trang mỹ phẩm nữa.

2. Làm lành vết bỏng và cháy nắng
Bôi một ít sữa mẹ lên vết bỏng và chờ cho khô. Đến ngày hôm sau vết bỏng sẽ không còn phồng rộp lên nữa. Nhiều người mẹ chia sẻ họ thường dùng sữa mẹ để bôi lên vết cháy nắng của bé. Dòng sữa mẹ mềm mại sẽ làm giảm cơn đau ngay lập tức. Axit lauric có trong sữa mẹ có chứa loại kháng siêu vi, kháng khuẩn giúp làm lành các mô và chứa các thành phần giảm đau.

3. Chữa nứt môi
Thoa một ít sữa mẹ lên môi khô nứt nẻ. Bôi thường xuyên và chỉ trong 1-2 ngày môi sẽ trở nên mềm mại hơn.

4. Nhiệt miệng
Nhúng bông gòn vào sữa mẹ và chấm vào vết nhiệt miệng. Sữa mẹ sẽ giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và cũng giúp làm giảm cơn đau.

5. Chữa lành vết thương trên da
Nếu như không có xà bông hay nước, có thể dùng sữa mẹ để rửa sạch vết thương. Nhỏ vài giọt sữa mẹ lên vết thương và để tự khô. Bạn cũng có thể dùng bông gòn nhúng vào sữa mẹ và chấm vào vết thương. Nếu như bé bị thương ở môi hay vùng xung quanh miệng thì mẹ hay cho bé bú.  Trong trường hợp này, sữa mẹ không chỉ giúp dỗ dành bé nín khóc mà còn làm lành vết thương cho bé nữa.

6. Chữa hăm tã
Để chữa hăm tã cho bé, nhẹ nhàng vỗ sữa mẹ lên vùng mông của bé. Để mông bé được thông thoáng và khô ráo trong vòng vài phút.

7. Nhiễm trùng tai
Khi bé bị nhiễm trùng tai, nhỏ một vài giọt sữa mẹ vào tai bé. Sau đó nhỏ vài giọt tinh dầu oliu ấm và tinh dầu tỏi.

8. Chữa mắt đỏ, mắt sưng
Đặt 2 bông gòn đã được tẩm sữa mẹ lên mắt trong vòng vài phút. Sữa mẹ chữa đỏ mắt hay sưng mắt còn tốt hơn cả trà hay dưa chuột nữa đấy.

9. Vết côn trùng cắn
Thoa sữa mẹ lên vết côn trùng cắn, sẽ giúp giảm ngứa ngáy.

10. Núm vú bị đau rát
Chà sữa mẹ lên núm vú hay vùng bị đau rát và chờ khô.

11. Đau họng
Mẹ có thể chữa đau họng cho bé bằng cách cho bé bú sữa mẹ trực tiếp

12. Mụn cóc
Để một miếng bông gòn có nhúng sữa mẹ lên mụn cóc trong vòng vài phút, 2 lần một ngày.Tiếp tục như thế trong những ngày tiếp theo cho tới khi vết mụn cóc khô hẳn.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Thanh Huyền - Premium Blogger Themes | Premium Wordpress Themes
Lên đầu trang
Xuống cuối trang