Một trong những điều
khiến chúng ta mệt mỏi nhất trong quá trình nuôi dạy con là phải chứng kiến
những cơn cáu kỉnh và thái độ ngang bướng của trẻ. Khi đó, hãy ghi nhớ những bí
quyết “bỏ túi” này, bởi vì chúng thực sự hữu ích.
Phớt lờ đi
Con bạn
cứ nhún nhảy trên giường, ném gối xuống sàn nhà và la hét inh ỏi. Bạn bảo con
chấm dứt ngay nhưng bé không để ý đến lời bạn. Khi bạn ẵm bé lên thì bé quẫy
đạp lung tung và gào thét. Xử lý thế nào đây? Rất dễ dàng - bạn chỉ cần bỏ sang
phòng khác. Những cơn giận của trẻ chẳng qua chỉ là chiến thuật thu hút sự chú
ý mà thôi. Và khi không nhận được sự quan tâm thì cơn giận cuối cùng cũng sẽ
nguôi đi. Một vở kịch không thể trình diễn nếu không có khán giả.
Làm
phân tâm
Bạn và
con trai đang chơi đất nặn. Bạn làm một số trái tim, nhưng bé lại gào lên là
mình muốn những hình tròn. Cu cậu ném những hình trái tim xuống sàn nhà rồi khóc
toáng lên “Vòng tròn, vòng tròn”. Giải pháp ở đây là nói một điều gì đó hoàn
toàn không liên quan đến những gì bạn đang làm, kiểu như “Chúng ta chạy thi lên
cầu thang xem ai nhanh hơn nhé!” Tại sao lại như vậy? Đây là chiến thuật “phân
tâm”, và ngay cả bạn cũng không phải bực tức nữa vì đã chuyển sang một hoạt
động khác.
Làm
trẻ thấy an toàn
Con gái
của bạn đang chơi gần chỗ đứa em trai đang ngủ trong phòng khách. Đột nhiên, cô
bé chụp lấy cái lục lạc rồi bắt đầu lắc ầm ĩ làm cho em bé giật mình khóc. Bạn
bảo bé để ngay cái lục lạc xuống, nhưng bé từ chối và bắt đầu chảy nước mắt rồi
gào lên là bạn yêu em bé hơn mình. Bạn phải làm gì đây? Hãy bế bé lên, nhìn vào
mắt bé, nói nhỏ nhẹ rằng mình rất yêu bé và âu yếm vuốt ve mặt bé. Sau đó hãy ôm
chặt bé vào lòng. Làm cho trẻ cảm thấy mình được an toàn và an tâm là một cách
thức rất hiệu quả để chấm dứt cơn giận dữ của trẻ.
Chia
sẻ bí mật
Con bạn
quẫy đạp lung tung và không chịu ngồi vào xe còn bạn thì lại đang trễ hẹn. Hãy
làm cho bé bình tĩnh lại bằng cách kể một bí mật (ai mà lại không thích bí mật
nhỉ!). Hãy nói nhỏ vào tai bé “Con có muốn mẹ kể cho con nghe một bí mật
không?” Cô bé sẽ gật đầu, sau đó bạn thầm thì một số chuyện đặc biệt về những
gì bạn đang làm, kiểu như “Con có biết mẹ đang trồng những cây ớt trên sân
thượng không?” Bằng việc giữ cho giọng nói của bạn nhẹ nhàng và bí ẩn, cô bé sẽ
nghĩ rằng mình là một phần của trò chơi thú vị.
Chọc
cười
Đã đến
giờ đi đánh răng mà con bạn lại không thích hương trái cây của kem đánh răng bạn
mới mua. Cô bé ném bàn chải đi, làm vung vãi kem đánh răng khắp nơi và bạn bắt
đầu nổi giận. Có lẽ điều cuối cùng mà bạn nghĩ mình nên làm là chọc cho bé
cười. Nhưng đó thật sự là điều bạn cần làm lúc này. Hãy tạo ra một âm thanh
buồn cười hay bộ mặt ngộ nghĩnh, thổi vào bụng của bé, đánh răng với điệu bộ
hài hước, bất kỳ điều gì làm cho cô bé cười. Một khi bé bắt đầu cười khúc khích
thì bạn đã thắng trong trận chiến này rồi.
Đồng cảm
với trẻ
Bạn đang
phải thanh toán tiền trong siêu thị, con trai bạn thì lại muốn một thanh
sôcôla. Bạn bảo không và cậu bé cố vươn ra khỏi xe hàng rồi làm ồn ào lên. Xử
lý thế nào đây? Hãy bình tĩnh nói “Mẹ biết con muốn thanh sôcôla. Và mẹ biết
con đang bực tức trong người”. Đó là bạn đang nói lên cảm giác của bé. Sau đó nói
rằng: “Con không thể có nó ngay bây giờ. Con có thể có một thanh sôcôla vào thứ
bảy vì đó là ngày con có một phần thưởng”. Qua việc nói rõ lý do với trẻ, bạn
cho trẻ cảm giác được lắng nghe và thấu hiểu.
Theo Nguyên Giang
Sài Gòn Tiếp Thị
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.