Mình thường hay thấy cảnh này: bố/ mẹ dẫn con ra công viên chơi, sau đấy rút điện thoại ra
và hí húi bấm, mặc con chơi như nào. Có 1 số bé cứ quanh quẩn ở chỗ
bố/mẹ, ý muốn bố/mẹ nhìn mình hoặc chơi cùng, nhưng ko được chú ý tới.
Cứ nhớ cái mặt buồn buồn của những bé ấy mình lại thấy xót
Con
cái chúng ta nhanh lớn lắm. Có thể nhìn thấy từng thay đổi của con hàng
ngày là 1 hạnh phúc. Có thể chơi với con, dù ít phút thôi, cũng là 1
hạnh phúc. Nhưng mà bây giờ mọi người thích chơi điện thoại, ipad hơn là
chơi với nhau thì phải. Người lớn với người lớn cũng thế, người lớn với
con nít cũng vậy, thậm chí đưa luôn điện thoại/ipad cho con tự chơi, ko
cần làm phiền nhau, dần dà mỗi người ôm mỗi cái, chẳng còn sự tương tác
face-to-face quan trọng để giao tiếp và trao đổi tình cảm nữa.
Có 1 đoạn nghiên cứu mình đọc được như sau:
“Trong qua trình nghiên cứu cho cuốn sách của mình, Steiner-Adair phỏng vấn 1.000 trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 18, hỏi chúng về việc sử dụng các thiết bị di động của cha mẹ chúng. Cụm từ được lặp đi lặp lại là "buồn, giận, giận dữ và cô đơn”. Một em bé 4 tuổi đã gọi chiếc điện thoại của cha mình là "chiếc điện thoại ngu ngốc."
Những bé khác thì nhớ lại giây phút hân hoan khi ném điện thoại của cha mẹ vào bồn cầu, đặt nó vào lò nướng hoặc giấu nó đi. Có một bé gái thổ lộ: "Con cảm thấy ba con chán ghét con vì lúc nào ba cũng nhắn tin, gọi điện , ngay cả khi đang đi trượt tuyết”.
Theo Steiner-Adair chúng ta không biết chính xác có bao nhiêu khoảnh khắc xa cách như trên đã ảnh hưởng đến trẻ em trong thời gian dài. Nhưng dựa trên những câu chuyện bà nghe thấy, bà gợi ý rằng cha mẹ nên suy nghĩ kỹ có nhấc điện thoại khi đang ở cùng các con mình!”
Bởi vậy, cha mẹ ơi, có thời gian hãy để điện thoại/ipad qua 1 bên, hãy chơi với con và nói chuyện với con nhé, chúng ta ko có nhiều thời gian bên cạnh chúng đâu, chỉ vài năm thôi, tới lúc trưởng thành, lại ko còn cơ hội nhiều nữa. Hãy trân trọng những khoảnh khắc gia đình bên nhau nhé
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.